Báo Em Đẹp: Thực hư việc nhìn dấu hiệu mang thai của mẹ bầu sẽ biết sinh con trai hay con gái

Nhiều người cho rằng chỉ cần nhìn dấu hiệu của mẹ bầu sẽ biết được đang mang thai con trai hay con gái. Thực hư chuyện này thế nào?

Bài viết này thuộc danh mục:✅ Sức khỏe - Y tế, được chúng tôi tổng hợp từ báo Em Đẹp, nguồn bài: http://emdep.vn/lam-me/thuc-hu-viec-nhin-dau-hieu-mang-thai-cua-me-bau-se-biet-sinh-con-trai-hay-con-gai-20191024084546788.htm

Mang thai là niềm hạnh phúc với hầu hết chị em phụ nữ. Và chắc hẳn trong quãng thời gian trước khi siêu âm biết được chính xác giới tính của thai nhi, nhiều mẹ bầu cũng thắc mắc không biết em bé trong bụng mình là trai hay gái.

Hippocrates, một nhà khoa học y học Hy Lạp cổ đại được biết đến là cha đẻ của y học phương Tây, đã từng nói rằng phụ nữ mang thai con gái rất xanh xao, trong khi những người có bầu con trai khỏe mạnh và hồng hào hơn. Tuyên bố này của ông thu hút sự quan tâm của dư luận nhưng phần lớn được coi là bằng chứng về sự lạc hậu và mê tín của y học cổ đại.

Gần đây, các nhà dịch tễ học tại Viện Karolinska ở Stockholm, Thụy Điển, đã xác nhận rằng những phụ nữ có dấu hiệu nghén nghiêm trọng trong ba tháng đầu của thai kỳ có nhiều khả năng sinh con gái hơn con trai.

Kết quả này dựa trên việc các nhà khoa học đã khảo sát hơn 1 triệu trẻ sơ sinh từ năm 1987 đến năm 1995 tại Thụy Điển. Họ thấy rằng phụ nữ có những triệu chứng như ốm nghén, mệt mỏi, chóng mặt trong thời gian đầu mang thai thường mang bầu bé gái.

Các nhà khoa học Thụy Điển cũng không thể giải thích lý do tại sao, nhưngn họ suy đoán rằng điều này có liên quan đến mức độ HCG tăng cao trong thai kỳ của người phụ nữ.

Tuy nhiên họ cũng khuyến cáo rằng thông tin này chỉ mang tính chất tham khảo. Các gia đình có thể biết được chính xác giới tính thai nhi thông qua siêu âm từ khoảng tuần 16 trở đi.

Moon/Theo Sohu

Tìm kiếm:✨

  • HCG, Hippocrates, Viện Karolinska, Thực hư, Sẽ biết, Hy Lạp cổ đại, Dịch tễ học, Ốm nghén, Thai kỳ, Xanh xao, Y học, Siêu âm, Mang thai, Thai nhi, Hồng hào, Stockholm, Mê tín, Giới tính, Cổ đại, Thụy điển